![]() | ![]() |
Được biết, tiệm cà phê này mới mở và đi vào hoạt động chưa được bao lâu song vẫn thu hút đông đảo du khách nhờ không gian xanh mát, đẹp mắt và tràn ngập các loài hoa (Ảnh: Ngô Yến)
![]() | ![]() |
Vì tiệm cà phê nằm tách biệt khỏi trung tâm thị trấn nhộn nhịp nên đây cũng trở thành nơi “trốn” khói bụi, “đổi gió” lý tưởng cho du khách. Ngoài ra, nhờ vị trí trên cao mà du khách đến tiệm còn được chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh núi rừng xanh ngát, hùng vĩ và hít hà bầu không khí mát mẻ, trong lành (Ảnh: Khuất Đình Thắng)
![]() | ![]() |
Thậm chí, có thời điểm, du khách có thể săn mây ngay tại tiệm cà phê mà không cần di chuyển xa, hòa mình vào khoảnh khắc đẹp lãng mạn, nên thơ chẳng kém những điểm săn mây nổi tiếng miền Bắc như Tà Xùa (Yên Bái), Y Tý, Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu),… (Ảnh: Trần Ngọc Oanh)
![]() | ![]() |
Nhiều du khách ví nơi đây như “Đà Lạt thu nhỏ” giữa lòng thị trấn Tam Đảo nhờ cách trang trí, thiết kế ấn tượng. Chẳng cần tạo dáng cầu kỳ, du khách đứng ở góc nào của quán cũng có thể chụp hình và mang về loạt ảnh đẹp lung linh (Ảnh: Khuất Đình Thắng)
![]() | ![]() |
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé tiệm cà phê và có thể trải nghiệm săn mây là lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Khoảng thời gian này, du khách tới đây được đắm mình giữa bầu không gian tràn ngập nắng sớm lúc bình minh hay tận hưởng khoảnh khắc hoàng hôn đầy lãng mạn, nên thơ (Ảnh: Ngô Yến)
![]() | ![]() |
Với tầm nhìn và không gian tuyệt đẹp, nơi đây còn được du khách ưu ái đặt cho nhiều cái tên như tiệm cà phê “view triệu đô”, tiệm cà phê “săn mây” (Ảnh: Nhâm Đoàn, Minh An An Tr)
![]() | ![]() |
Được biết, tiệm cà phê mở cửa từ 5h30 sáng đến 22h hàng ngày. Vào buổi tối, khi lên đèn, không gian tiệm càng trở nên lung linh, nổi bật giữa khung cảnh núi rừng mờ sương của thị trấn Tam Đảo (Ảnh: Ngô Yến)
![]() | ![]() |
Ngoài địa điểm trên, nếu có dịp du lịch Tam Đảo, du khách có thể ghé thăm và check-in tại một số quán cà phê nổi tiếng, có tầm nhìn tuyệt đẹp khác như Mơ Màng Coffee, tiệm cà phê Lưng Chừng, Quán Gió Tam Đảo, cà phê Cổng trời,…. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp khám phá các điểm du lịch nổi tiếng nơi đây như nhà thờ đá, quảng trường thị trấn, hồ Xạ Hương, thác Bạc, đền Bà Chúa Thượng Ngàn, khu chụp ảnh Cầu Mây,… (Ảnh: Tiệm cà phê Lưng chừng, Mơ Màng Coffee)
Phan Đậu
" alt=""/>Tiệm cà phê nằm lưng chừng núi, khách vừa uống trà vừa săn mây ở Tam ĐảoĐáng nói, nam bệnh nhân từng nhập viện Trung tâm Chống độc điều trị vì ngộ độc thuốc lá điện tử vào năm 2023.
"Một ngày sau khi nam sinh vào viện, cán bộ Trung tâm Chống độc gửi mẫu thuốc lá bệnh nhân dùng đến khoa Độc chất, Viện Pháp y Quốc gia, để phân tích, cho kết quả phát hiện cần sa tổng hợp MDMB-Butinaca và MDMB-3en-Butinaca", bác sĩ Nguyên cho hay.
Đây là 1 trong gần 100 bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Chống độc cấp cứu vì thuốc lá điện tử trong 6 tháng đầu năm 2024. Nhiều trường hợp được đưa đến với thương tổn nặng nề, chưa có trường hợp tử vong.
Thông tin từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh cho thấy chỉ trong năm 2023, có đến hơn 1.200 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp...
Một nghiên cứu với 120 mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân năm 2023 được Trung tâm Chống độc tiến hành cho thấy có tới 16 mẫu thuốc lá điện tử dương tính với ma túy (chiếm 13,3%).
Độ tuổi trung bình dùng thuốc lá điện tử trong nghiên cứu khảo sát này là 22, hơn 70% ở thành thị. Đại đa số người dùng thuốc lá điện tử phải vào viện cấp cứu điều trị chia sẻ họ dùng sản phẩm này khi ở nhà/nơi ở; số còn lại sử dụng ở quán bar/ nơi giải trí, tại nhà người khác/nhà nghỉ, thậm chí ở trường học/nơi làm việc.
Triệu chứng khởi phát phổ biến sau dùng thuốc lá điện tử là lơ mơ, rối loạn ý thức và kích động. "Về mức độ hồi phục cấp cứu vì ngộ độc thuốc lá điện tử, gần 6% bệnh nhân để lại di chứng hoặc nguy cơ để lại di chứng", bác sĩ Nguyên cho hay.
Nguy cơ dùng ma túy gấp 3,5 lần so với người không hút thuốc lá điện tử, tăng nguy cơ uống rượu, dùng sai thuốc chữa bệnh. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch MaiTại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách quản lý điều hành Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nhóm tuổi hút thuốc lá điện tử tập trung nhiều từ 15-24.
Ông Khoa cho biết trước đây, các cơ sở y tế ít gặp bệnh nhân ngộ độc thuốc lá nhưng gần đây số lượng này đang ngày càng gia tăng. "Thuốc lá dùng 20 điếu/ngày không bằng hút thuốc lá điện tử với hàm lượng nicotine cao", ông Khoa nói.
Tỷ lệ người trưởng thành (15 tuổi trở lên) sử dụng thuốc lá điện tử tăng từ 0,2% (năm 2015) lên 3,6% (vào năm 2020). Theo điều tra, năm 2019 tỷ lệ sử dụng thuốc là mới trong nhóm 13-17 tuổi là 2,6%, tỷ lệ này tăng lên 3,5% (năm 2022), lên 7% năm 2023.
Riêng trong nhóm 13-15 tuổi, điều tra năm 2023 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới lên tới 8%, trong đó trẻ trai sử dụng nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ 10,5% so với 5,6%).
Trước tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đang tăng nhanh gần đây, ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới, nhấn mạnh các sản phẩm thuốc lá mới rất độc hại, cả tác hại lâu dài và ngay trước mắt.
"Nếu không được ngăn chặn hiệu quả, thuốc lá mới sẽ có nguy cơ cao tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và nhấn chìm những kết quả của phòng, chống tác hại thuốc lá trong những năm gần đây”, ông Lâm chia sẻ.
Sau khi được siêu âm kỹ lưỡng, ông Tâm được bác sĩ khuyên nên đi làm xét nghiệm viêm gan B và C, khám chuyên sâu về gan và thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
"Trước đây tôi từng xét nghiệm máu, cũng nghe nói là 'men gan cao', nhưng nay có thêm lời khuyên của các bác sĩ, tôi sẽ sắp xếp đi khám chuyên sâu hơn ngay", ông Tâm nói. Bác sĩ cũng khuyên ông đi khám sức khỏe đều đặn.
Ông là một trong khoảng 300 người dân thị xã Nghĩa Lộ được các thầy thuốc Nhật Bản khám, siêu âm, chẩn đoán các bệnh lý gan miễn phí trong hai ngày 3-4/8. Chương trình nằm trong dự án Bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân Việt Nam do ông Sugi Ryotaro, cố vấn đặc biệt về hành chính y tế của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tổ chức. Tham gia đoàn khám tình nguyện lần này là các bác sĩ, y tá đến từ Trường Đại học Saga Nhật Bản.
![]() | ![]() |
Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm virus viêm gan gây nên. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan, trong đó khoảng 40.000 trường hợp tử vong hàng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tại Yên Bái, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe đến người dân; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế; tăng cường các hoạt động dự phòng, giảm lây nhiễm virus viêm gan; huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình.
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Trọng Toản, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, cho biết đây là bệnh viện hạng 2 tuyến tỉnh, phụ trách toàn bộ khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái, gồm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (nơi có gần 50% là hộ nghèo), Mường Chà.
Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã khám viêm gan virus cho trên 400 lượt người; có 112 lượt bệnh nhân viêm gan virus B và C điều trị nội trú.
Theo vị bác sĩ, không ít người dân đồng bào dân tộc, miền núi vẫn giữ tập quán uống nhiều rượu; trong khi hiểu biết bệnh lý về gan, đường lây nhiễm của viêm gan B, C còn hạn chế. Cùng đó, ý thức chủ động thăm khám sức khỏe nói chung và các bệnh lý về gan chưa cao, chỉ đợi đến khi cơ thể "phát tín hiệu" báo động, người dân mới đi khám...
![]() | ![]() | ![]() |
"Chúng tôi rất mong có nhiều chương trình ý nghĩa như thế này để bà con tại địa phương được chăm sóc bởi y tế chất lượng cao", bác sĩ Toản chia sẻ. Thông qua chương trình, cán bộ y tế tại thị xã Nghĩa Lộ và tỉnh Yên Bái cũng được cập nhật, chia sẻ, học hỏi trau dồi kinh nghiệm trong chuyên môn, giao tiếp ứng xử với người dân, bệnh nhân.
Bà Đặng Thị Hiền, đại diện cho ông Sugy Ryotaro tại Việt Nam, cho biết ông đang nỗ lực thúc đẩy các biện pháp phòng, chống và điều trị bệnh viêm gan, ung thư, bệnh truyền nhiễm tại Nhật Bản. Các bác sĩ cũng tư vấn người dân cần thay đổi lối sống tích cực, thường xuyên tập thể dục, tăng cường ăn rau xanh, hạn chế sử dụng bia, rượu, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, để bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Nhiều người được chẩn đoán bệnh lý gan nhiễm mỡ, chớm xơ gan trong buổi khám cho biết họ sẽ tập thực hành ngay theo lời khuyên của bác sĩ.
![]() | ![]() |
Bác sĩ Eguchi Yuichiro, hiện đang công tác tại một bệnh viện chuyên khoa gan tại tỉnh Saga Nhật Bản, thành viên nhóm thiện nguyện, cho hay qua buổi khám sơ bộ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ khá cao, phần lớn bệnh nhân chưa được xét nghiệm viêm gan virus B và C.
Vị bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động xét nghiệm viêm gan B, C, thay đổi lối sống tích cực như tăng cường vận động, giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt...
" alt=""/>Hàng trăm người dân vùng cao ở Yên Bái được khám, siêu âm miễn phí bệnh lý gan